Giá vàng
Mua Bán
Vàng SJC 1L - 10L 56,200 56,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 53,870 54,370
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 53,870 54,470
Vàng nữ trang 99,99% 53,370 54,070
Vàng nữ trang 99% 52,535 53,535
Vàng nữ trang 75% 38,707 40,707
Vàng nữ trang 58,3% 29,676 31,676
Vàng nữ trang 41,7% 20,699 22,699
Cập nhật: 04:42:34 PM 03/11/2020
Đơn vị tính: ngàn đồng/lượng
Nguồn SJC
Thời tiết


Giao dịch điện tử nhầm lẫn, giả tạo: Ai “gánh” trách nhiệm?
Giao dịch điện tử nhầm lẫn, giả tạo: Ai “gánh” trách nhiệm?
Thứ năm, ngày 24 tháng 2 năm 2011

Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29/11/2005 đánh dấu bước tiến mới trong quá trình hội nhập nền kinh tế cũng như môi trường pháp lý của Việt Nam đối với lĩnh vực thương mại vốn đang có những thay đổi đột phá trong bối cảnh khoa học kỹ thuật bùng nổ hàng ngày, hàng giờ hiện nay. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số vấn đề Luật Giao dịch điện tử đang “để ngỏ”, điển hình là việc quy trách nhiệm trong trường hợp giao dịch bị nhầm lẫn hoặc giả tạo.

Mâu thuẫn giữa dữ liệu điện tử với tài liệu giấy

Thời gian qua, cơ quan hải quan đã áp dụng hình thức thông quan điện tử, tuy nhiên vẫn yêu cầu bổ sung các tài liệu giấy tờ để lưu trữ.

Câu hỏi đặt ra là sẽ giải quyết ra sao nếu có sự khác nhau giữa thông điệp dữ liệu được lưu trữ bằng phương tiện điện tử và tài liệu được lưu trữ bằng giấy tờ? Luật Giao dịch điện tử hiện còn để ngỏ vấn đề này.

Theo TS. Nguyễn Hữu Huyên, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, sự mâu thuẫn giữa các loại chứng cứ có thể xảy ra với bất kỳ loại chứng cứ nào, ngay cả khi chúng đều là các chứng cứ dưới dạng điện tử. Chúng ta không thể và không nên coi một loại công nghệ nào đó có thể đảm bảo sự tuyệt đối chính xác cho các giao dịch.

“Luật Giao dịch điện tử cần bổ sung quy định về vấn đề này, theo đó nên chọn cách tiếp cận linh động mang tính nguyên tắc, chủ yếu dành quyền cho thẩm phán, trọng tài đánh giá chứng cứ khi tranh chấp được đưa ra giải quyết trước các cơ quan này”, TS. Huyên đề xuất.

An toàn giao dịch cho người tiêu dùng

Thông thường, khi vào một trang web thương mại có cung cấp dịch vụ bán hàng qua mạng, khách hàng có thể chọn lựa sản phẩm mà mình cần sau đó trả tiền trực tiếp từ thẻ tín dụng. Khi đó, nhà cung cấp hàng hoá thông qua một công nghệ điện tử sẽ đề nghị khách hàng phải cung cấp các thông tin như số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, mã số an toàn gồm dãy số tại mặt sau của thẻ tín dụng. Sau khi đã cung cấp tất cả các thông số này coi như người mua đã trả tiền và hợp đồng đã được ký kết.

Giả sử các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng bị một bên thứ ba dùng các biện pháp kỹ thuật đánh cắp và sử dụng để xâm phạm tài khoản của khách hàng thì trong trường hợp này trách nhiệm thuộc về ai?

Chia sẻ câu hỏi này, TS. Huyên cho rằng trong trường hợp đó, trước hết nên nhìn nhận bên có chuyên môn trong việc cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử phải chịu trách nhiệm về dịch vụ do mình cung cấp, bao gồm cả tính an toàn trước, trong và sau một giao dịch điện tử bất kỳ thông qua trang web của mình. Khách hàng bao giờ cũng là bên ở vị trí yếu thế hơn về công nghệ, sự hiểu biết về tính bảo mật và thông thường trong phần lớn các trường hợp khách hàng thường hoàn toàn tin tưởng vào công nghệ do bên bán cung cấp.

Trên cơ sở các lập luận này, sẽ là hợp lý nếu quy định trách nhiệm thuộc về bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch nếu khách hàng không biết hoặc không thể biết các thông tin mà mình cung cấp trên mạng đang bị lợi dụng và lỗi thuộc về công nghệ bảo toàn an toàn giao dịch của bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Quy định này cũng cần phải sớm được công bố trong một văn bản pháp quy.

Nguồn tin: doanhnhan.net


Các tin khác

Tủ hút khí độc Tủ cấy vi sinh
Bản quyền thuộc về Trung Tâm Công Nghệ Ứng Dụng Huy Hoàng
Địa chỉ : 101 Đường T.A 21, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM
Điện thoại : 37174231 - 090.678.9000 (Mr.Huy) - 0913 717855   -  Fax : 37174621
Email : huyhoang@huyhoangcongnghe.com  -  Website : huyhoangcongnghe.com
Thiết kế bởi:  Bestweb.vn